Triển lãm y phục tu sĩ Phật giáo Nam Tông, Bắc Tông, Khất Sĩ là một nét văn hóa, xin giới thiệu đến quý bạn đọc nhận biết chiếc áo của các nhà tu hành tại đất nước Việt Nam này.
Nói đến bộ áo quần thì chúng tôi liên tưởng đến câu nói của thế gian "bộ áo không làm nên thầy tu, nhưng không có áo thì không phải là thấy tu". Vậy có người cho rằng "Chiếc áo không làm nên thầy tu" hay "đừng trông mặt mà bắt hình dong". Là thầy tu nhưng không có áo thì không ai nhận ra là thầy tu nhưng ai mặc áo thầy tu cũng chưa hẳn là thầy tu, nghĩa này giống vế đầu. Chỉ có cung cách ứng xử mới giúp ta biết đó có phải là thầy tu thật sự hay không.
Bộ áo là điều kiện cần, thiếu áo không thể là thầy tu. Áo không phải là điều kiện đủ để trở thành thầy tu, cái tâm của thầy tu hợp với áo thì mới thành thầy tu.
Chư ni Khất sĩ, những hình ảnh triển lãm này tại lễ Hội thảo hoằng pháp toàn quốc tại Vũng Tàu 2015 vừa qua.
Nữ tu Nam Tông
Chư ni Bắc Tông Bạn Minhtri-tram bàn về "nhưng không có áo thì không phải là thấy tu" Câu này sai rồi, bộ áo không làm nên thầy tu thì đúng vì áo không ảnh hưởng gì đến chuyện tu hành, cũng như không phải ai mặc áo công an đều làm công an được, nhưng công an thật mà mặc áo thường (công an chìm) cũng là công an, người tu hành không mặc áo thầy tu thì vẫn tu hành được.
Nhà sư Nam Tông
Tập sự Khất sĩ
Chú tiểu Nam Tông một hình ảnh dễ thương
Chú tiểu Bắc tông
Chư tăng Khất sĩ
Nhà sư Nam tông
Nhà sư Khất sĩ
Chư ni Nam tông Câu nói nhằm khuyên bảo người đời khi nhìn hay đánh giá một vấn đề nào đó không nên chỉ nhìn vào mọi thứ bên ngoài của họ mà hãy cảm nhận ở chính tâm hồn của họ. Bạn Như Tâm chia sẻ
Chư tăng Nam tông
Dù mặc y phục nào cũng là gọi là người tu, tu hành là hướng đến sự an lạc và giải thoát đó mới chính là nhà tu hành. Chứ không phải mặc y phục Nam tông, Bắc tông hay khất sĩ mới giải thoát.